Các dạng bài đọc hiểu tiếng Anh thường gặp
Dựa theo cấu trúc đề thi tiếng Anh, phần đọc hiểu thường
sẽ ra các dạng câu hỏi sau:
- Câu hỏi về từ vựng
(Vocabulary questions): Yêu
cầu thí sinh tìm hiểu nghĩa của từ hoặc cụm từ trong đoạn văn. Câu hỏi thường gặp
cho dạng này thường là
+The expression / word / phrase " ABC
" in line/paragraph " 123 " could best replaced by/ the
closest/opposite meaning to…
- Câu hỏi chi tiết nội dung (Detail questions): Đòi
hỏi thí sinh trả lời các chi tiết nhỏ trong bài dựa trên thông tin đã đọc.
Các câu hỏi thường xuất hiện:
According to the passage…
Which of the following is true/false…?
Which of the following can be inferred from the passage?
- Câu hỏi suy luận (Inference questions): Yêu cầu
thí sinh đưa ra suy luận từ các thông tin ngầm hiểu trong bài.
Các câu hỏi thường xuất hiện:
- What can be inferred from the passage?
- It can be inferred from the passage that …………
- The passage/author implies that ……………….
- Câu hỏi ý chính đoạn văn (Main idea questions):
Kiểm tra khả năng nhận diện ý chính của từng đoạn hoặc toàn bài.
Các câu hỏi thường gặp:
-What is the main idea of
paragraph 2
-What is the main topic of
this passage?
-Which of the following best
expresses the main idea of this passage?
- Câu hỏi thông tin phủ định (Negative factual questions):
Tìm kiếm những thông tin không chính xác hoặc phủ định trong đoạn văn.
Trong
câu thường có chứa các từ in hoa sau đây:
- NOT mention
- NOT true
- EXCEPT
- LEAST likely
- Câu hỏi đại từ thay thế (Reference questions):
Đòi hỏi thí sinh xác định đối tượng mà đại từ trong đoạn văn đang thay thế.
It / They / Them / Those / These in line….reffer to…
Các
bước làm bài đọc hiểu trong tiếng Anh
Để có thể giải quyết tất cả các dạng bài đọc hiểu trong
tiếng Anh, chúng ta cần nắm vững quy trình làm bài một cách hiệu quả. Dưới đây
là 5 bước cơ bản giúp bạn đạt kết quả tốt nhất khi làm bài đọc hiểu:
Bước 1: Đọc lướt đoạn văn để nắm thông tin
cơ bản
- Trước tiên,
bạn nên đọc lướt qua đoạn văn để hiểu sơ bộ nội dung chính. Điều này giúp
xác định được chủ đề và bối cảnh của bài đọc.
Bước 2: Xem xét các đáp án
- Tiếp theo,
hãy xem qua tất cả các đáp án cho từng câu hỏi. Việc này giúp bạn nhận
biết loại câu hỏi (về ngữ pháp, từ vựng hay ý nghĩa), từ đó chuẩn bị hướng
tiếp cận thích hợp.
Bước 3: Đọc kỹ đoạn văn liên quan
- Khi đối mặt
với câu hỏi, bạn nên đọc kỹ câu chứa câu hỏi và các câu trước, sau nó. Tập
trung vào phần chứa thông tin liên quan thay vì cố gắng hiểu toàn bộ đoạn
văn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tìm được thông tin chính xác
hơn.
Bước 4: Đọc toàn bộ đoạn văn nếu cần thiết
- Nếu các
bước trên không giúp bạn tìm ra đáp án, hãy đọc kỹ lại toàn bộ bài để xác
định thông tin còn thiếu. Đôi khi, đáp án nằm ở những chi tiết nhỏ mà bạn
có thể bỏ sót trong lần đọc đầu.
Bước 5: Lựa chọn đáp án chính xác
- Đối với
những câu hỏi dễ, bạn có thể trả lời ngay mà không cần qua nhiều bước. Tuy
nhiên, hãy cẩn thận xem xét tất cả đáp án trước khi chọn, vì nhiều câu hỏi
có một đáp án gần đúng và một đáp án đúng. Đây là điểm khiến nhiều thí
sinh dễ mắc lỗi, vì vậy cần phải thận trọng trong bất kỳ dạng bài nào.
- Thành thạo
kỹ năng đọc Scanning và Skimming:
1. Scanning:
Đây là kỹ năng đọc lướt để tìm từ khóa chính của câu. Từ khóa là những từ thể
hiện ý chính của câu, giúp bạn hiểu được nội dung. Khi làm bài, hãy xác định từ
khóa của câu hỏi và đoạn văn để tìm được đáp án chính xác. Đừng quên lưu ý các
từ đồng nghĩa của từ khóa.
2. Skimming:
Khi đọc mỗi đoạn văn, chỉ cần đọc kỹ câu đầu và câu cuối, vì chúng thường chứa
thông tin về chủ đề chính. Các câu ở giữa chỉ bổ sung và giải thích thêm. Điều
này giúp bạn nhanh chóng nắm bắt nội dung chính của đoạn và dễ dàng tìm ra
thông tin cần thiết.