Toán học là một môn khoa học đặc biệt quan trọng, luôn gắn liền với đời sống con người, với sự phát triển xã hội. Vì vậy nó được đưa vào trường học như một công cụ cơ bản xuyên suốt quá trình từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. Các kiến thức trong chương trình đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài, mỗi chương đều rất quan trọng.
Học giỏi môn toán luôn gắn liền với sự hứng thú học toán, với
niềm đam mê môn học. Nhưng thực tế việc học toán và làm bài tập toán ở nhà vẫn
còn một số học sinh xem nhẹ nên chất lượng học tập môn toán của nhiều học sinh chưa cao.
Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở tiểu học, cũng như tiếp thu
kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức mới vào việc
giải bài tập có liên quan.
Vì vậy, để nâng cao
chất lượng học toán cho học sinh, sau đây là một số giải pháp để giúp cho học
sinh học tốt môn toán để nâng cao
chất lượng giáo dục, để việc giảng dạy môn toán được tốt hơn.
1. Các giải pháp giáo viên
cần thực hiện
a) Trong tiết dạy, giáo viên không nên tạo không khí quá căn thẳng mà phải
vui vẻ, thoải mái, hoạt động của thầy và trò đồng bộ, tất cả học sinh tập trung
vào bài giảng.
b) Giáo viên phải chú ý đều đến các đối
tượng học sinh trong lớp. Hệ thống câu hỏi và bài tập phải rõ ràng, phong phú,
đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh.
c) Giáo viên thường xuyên nêu các ví dụ,
đưa ra các bài tập có nội dung thực tế và liên quan đến các khoa học khác, giúp
học sinh thấy được ứng dụng rộng rãi của toán học. Từ đó có ý thức xem trọng bộ
môn. Học giỏi toán vừa là nhiệm vụ, vừa là lợi ích của bản thân, giúp các em có
ý chí vươn lên.
d) Chia nhóm học tập gồm các đối tượng
khác nhau để các em giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
e)
Giáo viên phải gần gũi học sinh, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, giúp
các em mạnh dạn trao đổi bài với nhau. Hướng dẫn học sinh dùng sách bài tập,
sách tham khảo để mở rộng nâng cao tầm
hiểu biết nhưng không được lạm dụng chúng.
g) Giáo viên tư vấn tài liệu để cho học
sinh chuẩn bị bài ở nhà với kiến thức căn bản, trọng tâm mà học sinh đã được
học ở trong bài. Qua đó đề ra những bài tập vừa sức với trình độ giúp các em
rèn luyện và củng cố lại kiến thức bị hỏng, cũng như ra những bài tập rèn luyện vừa sức với trình
độ của nhóm học sinh này, giúp các em theo kịp chương trình kiến thức mới đang
được học. Bên cạnh đó, hàng tuần giáo viên còn sắp xếp thời gian phụ đạo riêng
cho những đối tượng học sinh yếu, kém và ghi lại kết quả rèn luyện qua hàng
tuần của học sinh. Kết hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh có học sinh yếu kém để nhắc nhở việc học tập
ở nhà của các em.
2. Hướng dẫn tự học cho học
sinh
Việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản là một công việc cực kỳ
quan trọng vì kiến thức cơ bản là nền tảng quyết định đến khả năng học tập của các em, đặc biệt môn Toán càng quan
trọng hơn vì lượng kiến thức của bộ môn Toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Do đó trong quá trình dạy học cần rèn luyện giúp HS nắm vững các kiến thức cơ
bản từ đó có cơ sở để giải các bài toán có liên quan. Thì việc “Hướng dẫn
học sinh tự học” là một khâu không thể thiếu trong các phương pháp dạy học của
một tiết học. Nó được thể hiện xuyên suốt trong một tiết dạy.
ü Một là thể
hiện ngay ở phần kiểm tra bài cũ và bài mới.
ü Hai là thể hiện
ở phần củng cố từng phần, từng nội dung.
ü Ba là thể
hiện ở phần kết thúc bài dạy hướng dẫn học sinh về nhà tự học nội dung bài vừa
học và bài sắp học.
a) Đối với bài
vừa học
Chọn câu hỏi và bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ
năng, theo cấp độ. Hướng dẫn HS cách học sao cho hiệu quả. Ở nhà
nên học và nắm vững lí thuyết, đối với học sinh yếu kém yêu cầu giải lại các
bài tập trên lớp để thật sự chiếm lĩnh kiến thức. Tránh những trường hợp gật gù
trên lớp rồi cho rằng mình đã nắm vững rồi về nhà bỏ qua…
Đối với học sinh khá, giỏi có thể cho thêm vài bài tập
nâng cao, để giúp học sinh cảm thấy hứng
thú, ham học, không gây căn thẳng quá
rồi từ từ các em thấy chán nãn, nặng nề
khi nghĩ đến môn toán. Đặc biệt mọi nhiệm vụ được
giao cho các em cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải luôn được phân
tích và sửa chữa.
Khuyến khích, động viên đúng lúc khi các em đạt kết quả,
đồng thời cũng phải phân tích, phê phán đúng mức thái độ vô trách nhiệm hoặc lơ
là đối với nhiệm vụ học tập được giao.
b) Đối với bài sắp học
Tùy vào từng bài học ta có thể tổ
chức cho các em nhiều cách chuẩn bị sao cho phù hợp, nhằm tăng sự hứng thú,
sáng tạo cho học sinh cũng như trách sự nhàm chán, khô khan theo đặc thù môn
học.
Đối
với bài xây dựng kiến thức mới có thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học theo
từng cá nhân.
Đối
với tiết luyện tập giao bài tập chuẩn bị phù hợp với từng đối tượng học sinh,
có thể phân một học sinh khá giỏi kèm một học sinh yếu để tạo đôi bạn học tốt ,
cùng nhau tiến bộ.
Có
thể hướng dẫn về nhà bằng hình thức hoàn thành bài tập trò chơi ô chữ, hoàn
thiện kiến thức theo sơ đồ tư duy hoặc có thể hướng dẫn về nhà bằng tình huống
thực tiễn dùng kiến thức liên môn để giải quyết.
Đối
với tiết thực hành, hoặc một số bài tập trao đổi nhóm ta cần tổ chức có hiệu
quả hoạt động học tập theo nhóm:
c)
Đối với tiết luyện tập
Sau
khi củng cố kiến thức mới để học sinh nắm vững cách giải một số bài tập thì
giáo viên hướng dẫn bài tập về nhà yêu
cầu các nhóm tự kiểm tra quá trình làm bài, trình bày bài trong nhóm mình, kiểm
tra theo sự phân công của GV trong giờ truy bài để trao đổi và khắc phục chỗ
sai cho những bạn yếu.
Giáo viên tập
trung bồi dưỡng cho học sinh năng lực định hướng đường lối giải bài toán
Việc xác định đường lối giải chính xác sẽ giúp cho HS giải
quyết các bài toán một cách nhanh chóng, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh mất được
thời gian. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi GV cần phải rèn luyện cho HS khả năng định
hướng đường lối giải bài toán là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học
toán.