PHỤ NỮ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
10/21/2024 10:55:06 AM
Nhà văn victor đã từng nhận xét: “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm dịu và huyền bí của tâm hồn của người phụ nữ”. Quả thực vẻ đẹp của người Việt Nam là một vẻ đẹp cao quý, thiêng liên. Họ đã khẳng định được phẩm chất của mình trong từng thời kỳ xã hội. Có thể nói phụ nữ là biểu tượng của cái đẹp, dù ở đâu, hoàn cảnh nào thì họ vẫn toát lên mình vẻ đẹp theo cách riêng của họ.
Mỗi thời đại người phụ nữ lại mang một
dáng vẻ phẩm chất, thiêng liêng. Khi lội ngược dòng thời gian về thời đại phong
kiến-Thời đại trọng nam kinh nữ, đầy sự bất công, oan trái thì người phụ nữ đã
phải chịu nhiều đắng cay. Người phụ nữ phải theo chuẩn mực phong kiến phải chịu
sự rang buộc của “tam tòng, tứ đức”. Trong các câu ca dao họ hiện lên qua hình ảnh
“cái cò lặn lội bờ sông. Cái kiến, cái ong đêm ngày tần tảo”. Họ luôn bị coi rẻ,
là cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. “Thân em” chỉ như một tấm “lụa đào” lênh
đênh, bấp bênh chẳng biết vào “tay ai”. Những vần thơ của các thi nhân như Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm… khiến ta thấm thía về bi kịch của họ. Mặc
dù phải bủa vây trong tư tưởng và chịu sự đè nén, hà khắc thế nhưng tấm thân nhỏ
be mỏng manh ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na vẫn luôn giữ được “Tấm long son” tấm
long trong trắng chung thuỷ ấy.
Trong xã hội cũ người phụ nữ bị giới hạn,
không có tiếng nói nên đã ngăn cản họ có cơ hội khẳng định bản thân. Nhưng rồi
theo dòng chảy của thời gian những chuẩn mực đánh giá cũng dần thay đổi. Người
phụ nữ Việt Nam thời nay bên cạnh việc duy trì nét đẹp truyền thống đã có nhiều
sự thay đổi về việc chăm sóc bản thân, gia đình mà còn là trong việc xây dựng
và phát triển xã hội. Sự thông thái, kiến thức và lòng nhiệt huyết của họ đã và
đang đóng góp không nhỏ vào sự tiến bộ và phát triển toàn diện của cộng đồng. Cần
phải tôn trọng và thúc đẩy vai trò này, để mọi người đều có cơ hội và quyền lợi
bình đẳng trong xã hội hiện đại.
Học sinh: Nguyễn Trà Giang - Lớp 9B