THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 14
Số lượt truy cập: 10919819
QUẢNG CÁO
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN – NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý 11/14/2014 5:56:18 PM
Từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy các môn học trong nhà trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật,… Trong đó có dạy học tích hợp liên môn.

          1. Thế nào là dạy học liên môn?

Dạy học liên môn là quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, những tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên quan đến nhau.

2. Tác dụng của việc dạy học tích hợp liên môn?

- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, phát huy được tính sang tạo, tích cực, giúp các em gắn lý thuyết với thực hành.

- Dạy học liên môn góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận. Tức là khi xem xét vấn đề phải đặt chúng trong một mối quan hệ, từ đó nhận thức được vấn đề một cách thấu đáo.

- Việc kết hợp các nội dung kiến thức từ các môn học, các lĩnh vực học tập khác nhau vào nội dung một bài học, cùng phối hợp các tri thức có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, giúp học sinh có đủ khả năng giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.

3. Có thể vận dụng dạy học tích hợp liên môn ở những môn học nào?

            Trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thong, các em được học rất nhiều môn học thuôc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các môn nghệ thuật. Các môn khoa học tự nhiên gồm: Toán, Lý, Hoá, Sinh,… Các môn khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân… và các môn nghệ thuật là Mỹ thuật và Âm nhạc.

- Các môn học cùng nhóm có nhiều lợi thế trong việc áp dụng dạy học liên môn.

+ Văn học cung cấp những tư liệu lịch sử, nhờ đó học sinh có thể nhận thức vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể hơn.

Khi dạy học về chiến dịch Điện Biên Phủ, để học sinh dễ nhớ hơn về thời gian diễn ra chiến dịch và những gian khổ, hy sinh mà quân đội và nhân dân ta từng trải qua, giáo viên có thể đưa ra một số câu thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu:

Sáu mươi ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn

Những đồng chí chon thân làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai…

            + Lịch sử, Địa lý cũng giúp ta hiểu sâu sắc hơn về môn Ngữ văn. Chẳng hạn phải hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì mới hiểu được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì? Hoặc dạy bài “Bài toán dân số”, học sinh có thể liên hệ đến sự gia tăng dân số của Việt Nam và thế giới, chỉ ra những hậu quả nếu gia tăng dân số quá nhanh.

            Khi dạy bài “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ, giáo viên có thể vận dụng cả môn Lịch sử lẫn Địa lý để thấy rõ vì sao cần phải dời đô, thấy được những lợi thế của Thăng Long so với Hoa Lư.

            - Giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, các môn nghệ thuật cũng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.

            + Chẳng hạn khi giảng bài “Ôn dịch, thuốc lá”, giáo viên có thể dung kiến thức Hoá học để làm rõ các chất có trong thuốc lá, kiến thức môn Sinh học để thấy chất độc trong thuốc lá có hại cho sức khoẻ con người như thế nào? Các phép tính cho thấy hút thuốc lá không những có hại cho sức khoẻ mà còn tiêu tốn tiền bạc.

            + Khi dạy bài thơ “Viếng lăng Bác”, “Mùa xuân nho nhỏ”…, giáo viên có thể kết hợp với môn Âm nhạc bằng cách cho học sinh nghe bài hát đã được phổ nhạc, với những giai điệu của Âm nhạc, chắc chắn tiết học sẽ sôi động và hiệu quả hơn.

            + Khi dạy bài “Bệnh và tật di truyền ở người”, giáo viên có thể tích hợp với môn Lịch sử qua sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố ở Nhật Bản để thấy rằng tác hại của bom hạt nhân ảnh hưởng đến các thế hệ con cháu của họ….

4. Nên vận dụng dạy học tích hợp liên môn như thế nào?

            Dạy học tích hợp liên môn quả thật có rất nhiều lợi thế trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; làm cho bài học hấp dẫn hơn… Tuy nhiên, người giáo viên cần suy nghĩ thật kĩ càng trước khi chọn kiến thức tích hợp. Tránh việc tích hợp làm cho bài học bị “loãng”, không biến tiết học thành một “mớ hỗn độn”.

            Một bài dạy trên lớp cũng như một chế biến một món ăn, mà việc vận dụng dạy học liên môn cũng là một thứ “gia vị”, còn giáo viên là đầu bếp. Nếu cho quá nhiều gia vị thì món ăn sẽ rất “khó ăn và không ngon”. Chúng ta có thể so sánh như vậy khi dạy học tích hợp liên môn.

 

                                                                                             

Đỗ Thị Lan Hương
TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Văn Chung
Nguyễn Văn Chung
Hiệu trưởng
Lê Văn San
Lê Văn San
P.Hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS HỒNG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: Xã Hồng Thủy - Huyện Lệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình
Điện thoại: 0914812994 * Email: thcshongthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com