Lịch sử dân tộc đã để lại những chiến thắng vẻ vang làm sáng trang sử Việt. Ẩn sau hào quang chói lọi ấy là sự hi sinh đổ máu của bao anh hùng, liệt sĩ nơi chiến trường, họ ra đi để quyết đem lại cuộc sống bình yên cho Tổ quốc hôm nay. Giờ đây, mỗi khi nhìn lại, chúng ta lại không khỏi xúc động, tự hào, và vô cùng biết ơn, trân quý. Bởi vậy mà từ lâu ”uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một nét đẹp truyền thống không thể thiếu đối với mỗi người dân đất Việt.
Là
câu nói được đúc rút qua ngàn đời của ông cha ta, “uống nước nhớ nguồn” là một
sự nhắc nhở, dặn dò của thế hệ trước đối với những con người sau này về việc
tri ân, trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo dựng thành quả để
chúng ta của hôm nay được hưởng thụ, đặc biệt là những anh bộ đội cụ Hồ ngày
đêm kháng chiến, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Đó cũng là lối sống mặn mà, ân
nghĩa thủy chung sâu sắc giữa con người với con người. Truyền thống được hình
thành và phát triển trong suốt chiều dài của lịch sử dững nước và giữ nước của
dân tộc ta, nó mãi sẽ luôn được lưu giữ, phát huy trong những phong trào “đền
ơn đáp nghĩa” trong thời đại mới.
Lòng
biết ơn, sự trân trọng những gì mình hưởng thụ của tổ tiên đi trước, sống ân
nghĩa thủy chung cùng quá khứ là một đạo lí hoàn toàn thuyết phục và rất cần
thiết bởi chẳng gì mà tự dưng lại có. Nhỏ bé như cây kim hạt ngọc hay lớn lao
như nền hòa bình, độc lập, tự do ta đang tận hưởng… tất cả đều có cội nguồn gốc
rễ, đều bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí có cả những sự
hi sinh máu xương của ông cha ngày trước.
Khi
nhắc đến đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ta không khỏi không nhắc tới các bậc hùng
anh năm xưa đã ra sức cống hiến cả tuổi xuân, cuộc đời và sức trẻ vì cách mạng,
vì kháng chiến, vì sự giàu đẹp, hạnh phúc của toàn dân tộc, họ không ngần ngại
đổ máu, không khuất phục trước gian tà, đồng lòng hướng về một mục tiêu tươi
sáng- một tương lai tốt đẹp cho mảnh đất Việt Nam. Bao cái tên đã được nêu lên
trong trang sử vàng, như: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung, Võ Thị Sáu… Ở những lứa tuổi kháu nhau nhưng họ luôn gắng sức hết mình,
mong được làm gì đó để non song bờ cõi tươi đẹp hơn. Hay gần hơn với thời đại,
có biết bao anh bộ đội, người lính trẻ… đã học tập, rèn luyện theo phong cách,
tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà ra sức cống hiến nhiệt huyết, ý chí
và tinh thần sôi sục ngọn lửa yêu nước cho Tổ quốc. Có thể kể đến một số gương
mặt tiêu biểu như: Phan Đình Giót- anh hung đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế
Văn Đàn- người lấy thân làm giá súng, và Tô Vĩnh Diện- lấy thân chèn pháo… Hay
hình ảnh những người lính bị cụt hai chân, nhưng vẫn cố lết lên chiến hào đòi
đánh giặc, và một tiểu đội trưởng bị thương nặng không thể nói, đã dùng máu
mình để viết ra những dòng chữ rằng: “Còn một người cũng phải đánh”… Những hành
động đó đều bắt nguồn từ một trái tim luôn hướng về dân tộc, họ sống với tư tưởng
“ lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, “lấy ít địch nhiều,
lấy yếu chống mạnh”. Họ những con người bình thường nhưng lại rất đỗi phi thường,
vượt lên mọi gian lao, tù túng, thiếu thốn khốc liệt, đạp bằng mọi thử thách, họ
sống lạc quan cùng sự hiên ngang ung dung và tự tại của tuổi trẻ, với ý chí quyết
thắng , niềm tin sắt son, tình cảm chung thủy vì nhân quên mình, quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh. Ôi, đáng tự hào biết mấy những con người đã làm nên lịch sử Việt
Nam. Cũng chính bởi công lao to lớn của những con người đã xả thân vì nghiệp lớn
ấy mà đạo lí “uống nước nhớ nguồn” ra đời và tồn tại đến ngày nay, mong muốn
tri ân thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh những người ưu tú của đất nước. Bên cạnh
đó còn là lòng biết ơn sâu nặng của mỗi chúng ta khi may mắn được sống và hưởng
một thế giới yên ổn, hòa bình. Tất cả họ sẽ mãi là tấm gương sáng chói cho mỗi
chúng ta noi theo. Từ việc trân trọng ta càng phải ra sức gìn giữ và phát huy
những công lao thành quả đó, biết cách truyền đạt lại cho những thế hệ sau này
về những việc làm to lớn ngày ấy của dân tộc.
Với thế hệ học sinh đang ngồi trên ghế
nhà trường, mỗi chúng ta cần phải luôn chăm chỉ, cần cù từng chút một, học hỏi
và trau dồi thật nhiều, có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ học tập của mình để xứng
đáng với những gì thế hệ trước đã tạo dựng. Hơn nữa, chúng ta phải biết trân trọng
cuộc sống hôm nay, trân trọng bao thứ ta đang có, biết ơn cha ông đã đổ biết
bao giọt máu đào để mang lại cuộc sống ấm no hôm nay.
“Bộ
đội cụ Hồ” một lòng một dạ với dân, đi dân nhớ, ở dân thương. “Bộ đội cụ Hồ” là
hình mẫu rất đẹp về lối sống. Đối với đồng đội, đồng chí thì quý trọng như ruột
thịt, hết lòng giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,coi việc gìn giữ tình đoàn kết quân
dân như bảo vệ sự sống của mình; là biểu tượng của sức mạnh và niềm tin chiến
thắng. Họ như những huyền thoại có thật, ẩn mình trong tấm thân nhỏ bé nhưng
luôn kiên cường và đầy nghị lực, đem lại chiến thắng vẻ vang cho kháng chiến,
luôn lao động hết mình theo tinh thần “ vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.
Và quả như nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi:
“…Hoan
hô anh giải phóng quân
Kính
chào anh con người đẹp nhất!
Lịch
sử hôn anh, chàng trai chân đất
Sống
hiên ngang, bất khuất trên đời”
Cảm ơn các anh-những con người tạo nên lịch sử,
cảm ơn các anh- những ánh hào quang chói lọi của mảnh đất Việt Nam.