Một trong những tư tưởng đổi mới GD&ĐT hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản của Bộ GD&§T. Luật Giáo dục n¨m 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…” (Điều 23-Luật Giáo dục).
Đạo đức là một bộ phận cấu thành nên nhân cách, nó giữ
vai trò định hướng cho sự hình thành phát triển nhân cách cho con người. Do vậy
cái quan trọng ở đây là giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ như thế nào cho đúng.
Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với nhu cầu phát
triển của xã hội, những tiến bộ của khoa học công nghệ và cũng cố quốc phòng an
ninh, thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học lý
luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã
hội. Để đáp ứng được với nhu cầu trong giai đoạn mới thì giáo dục phải đào tạo
thế hệ trẻ trở thành những con người có đầy đủ những phẩm chất đạo đức và năng
lực trí tuệ. Trong đó giáo dục học sinh bậc trung học cơ sở giữ vai trò quan
trọng. Ở lứa tuổi này các em chưa ổn định về tâm sinh lý, phát triển thể chất
và thay đổi trong các mối quan hệ, hành vi, hành động.
Vì lẽ đó mà các nhà giáo dục
phải nắm bắt, kịp thời uốn nắn cho các em trong suy nghĩ, hành động, học tập và
hình thành nhân cách phẩm chất đúng đắn cho các em. Học sinh chưa ngoan ở bậc
THCS dễ gần gũi, dễ tiếp thu, năng động sáng tạo. Song bên cạnh những mặt tích
cực vẫn còn những mặt hạn chế đó là vẫn còn có một số học sinh học tập yếu kém,
nhiều gia đình lo làm ăn, không quan tâm đến giáo dục con cái nên tồn tại một
số em chưa ngoan về đạo đức. Tuy số lượng không nhiều nhưng nếu không có biện
pháp giáo dục kịp thời thì hậu quả sẽ khôn lường đối với gia đình và xã hội.
Mặc dù các em cùng sống trong một môi trường giáo dục, cùng nhà trường, cùng
một lớp song không phải học sinh nào cũng có sự phát triển về năng lực, trí
tuệ, đạo đức giống nhau. Số lượng học sinh cá biệt không chỉ làm ảnh hưởng đến
các học sinh khác, ảnh hưởng đến nề nếp của nhà trường gây khó khăn trong việc
quản lý học sinh, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Đây là vấn đề được báo
chí, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều và ở nhiều khía cạnh
khác nhau nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháp giải quyết thoả đáng. Hiện nay
các nhà giáo dục học, tâm lý học, xã hội học… và toàn thể xã hội đang nghiên
cứu để tìm ra thực trạng của vấn đề này.
Đây được xem là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu
trong gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội, giải quyết được vấn đề này sẽ
giúp cho được các nhà giáo dục đi sâu vào thực tế, đặc biệt là những học sinh
chưa ngoan và chậm tiến về đạo đức để nâng đỡ, uốn nắn cho các em. Cần phải có
sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó phải có sự
can thiệp của chính quyền địa phương. Có như vậy công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh mới đạt hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Hiền giữ
phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều
do giáo dục mà nên”.
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh nói chung và học sinh bậc
học THCS nói riêng có chiều hướng giảm sút do tác động mặt trái của cơ
chế thị trường.
Xuất
phát từ lòng yêu nghề, với mong muốn thế hệ tương lai sẽ là nhưng người có tài
và có phẩm chất đạo đức tốt , tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra gi¶i
ph¸p về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nãi chung vµ häc sinh líp 9
nãi riªng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người gi¸o viªn. Chính vì thế
tôi mạnh dạn đưa ra “một số giải pháp giáo dục học sinh trong
giảng dạy môn giáo dục công dân” để
tạo cho các em có cách nhìn mới, có ý thức học tập nghiêm túc nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục.
1. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn
GDCD.
Phương pháp và hình thức giảng dạy môn GDCD rất đa dạng
và phong phú giáo viên phải biết cách sử
dụng sáng tạo các phương pháp truyền thống kết hợp vận dụng linh hoạt các
phương pháp hiện đại. Làm sao để giảng dạy bộ môn GDCD nhẹ nhàng thoải mái,
tiết dạy không còn nặng nề, gò bó mà vẫn thu hút được sự quan tâm, thích
khám phá tìm hiểu của học sinh. Chính vì thế đòi hỏi mỗi một giáo viên
phải tự tìm ra những phương pháp tốt nhất, phải tự rèn luyện bản thân để có
những phẩm chất và năng lực, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.
- Nghiên cứu nắm vững các văn bản quy định về chương
trình giảng dạy môn Gi¸o dôc c«ng d©n, chế độ cho điểm đánh giá chất lượng bộ
môn.
- Trong điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó khăn,
thiếu thốn về cơ sở vật chất, bản thân tôi đã tích cực sưu tầm, sáng tạo đồ
dùng dạy học, cải tiến đồ dùng dạy học hiện có để gây hứng thú cho học sinh khi
học trên lớp.
-
Khảo sát chất lượng học sinh của lớp được phân công giảng
dạy theo định kỳ hàng tháng, học kỳ và cả năm để đối chiếu với kết quả khảo sát
đầu năm của Ban giám hiệu, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy.
-
Khi dạy trên lớp, giáo viên dạy môn Gi¸o dôc c«ng d©n cần
thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học
sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp, giúp Ban giám hiệu và
giáo viên chủ nhiệm nắm để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.
- Trong kiểm tra ngoài việc cho đề kiểm tra giống như các
môn khác, giáo viên dạy môn Gi¸o dôc c«ng d©n cần thiết kế thêm các bài tập
tình huống, lập kế hoạch, viết báo cáo, khích lệ các em bằng cách tuyên dương,
cho điểm tốt nếu các em có sự cố gắng.
2. Phối hợp
với các tổ chức đoàn thể, GVCN trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Học sinh THCS là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất về tâm - sinh lí (dậy
thì). Vì vậy, người giáo viên luôn ý thức được trách nhiệm và vị trí của mình
trên bục giảng. Tuyệt đối không thái quá trong cư xử và giao tiếp với học sinh
của mình.
Giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh, là người quản lý mọi hoạt động của lớp học, là
người triển khai mọi hoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh.
Chính vì vậy giáo viên giảng dạy GDCD phải chủ động phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khác tổ chức tốt phong trào thi
đua học tập, rèn luyện đội viên theo năm điều Bác Hồ dạy.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn
- Gần gũi để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em, giúp đỡ các em trong
học tập cũng như các hoạt động khác.
- Giáo viên chủ nhiệm động viên các em trong lớp, giúp đỡ bạn những công
việc gia đình để tạo thời gian cho bạn tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng quỹ học bổng tiếp sức
cho các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường.
- Thành lập đôi bạn cùng tiến giúp các em học tập tốt hơn
- GVCN cùng cán sự lớp là cầu nối gắn kết các thành viên khác trong lớp
không phân biệt hoàn cảnh gia đình, có thể cùng nhau hòa đồng, hợp tác hoàn
thành mọi công việc.
- Qua các tiết học trên lớp để tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn khi bày
tỏ chứng kiến của mình để từ đó các em hòa mình vào các hoạt động, vượt lên
những khó khăn riêng của bản thân, gia đình.
* Đối với những em ý thức chưa tốt
- Tổ chức sinh hoạt đội hàng tuần vào ngày thứ năm, tạo sân chơi lành mạnh
cho các em.
- Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ,
thăm viếng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, các gia đình có công với
cách mạng…
- Tổ chức cho đội Tuyên truyền Măng non hoạt động có hiệu quả.
- Lấy những tấm gương học sinh nghèo vượt khó để giáo dục ý thức cho các
em.
- Trong các tiết sinh hoạt
lớp cần phải biểu dương kịp thời những học sinh có sự tiến bộ, đồng thời phải
phê bình những học sinh chưa có sự tiến bộ, còn vi phạm. Qua đó chúng ta hãy
động viên khích lệ các em để các em có ý chí phấn đấu tốt hơn.
3. Phối hợp với gia đình để giáo dục nhân cách cho các em chưa ngoan:
Gia đình là một tế bào của xã hội, được đánh giá là cái
nôi đầu tiên của sự hình thành nhân cách của trẻ. Truyền thống đạo đức, nếp
sống của gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ: gia
đình là nơi trẻ sinh ra và lớn lên, là xã hội đầu tiên mà trẻ tiếp xúc, vì vậy
mỗi yếu tố của gia đình ăn sâu vào suy
nghĩ của trẻ theo hướng đi lên tích cực hay ngược lại. Ngay từ lời ăn tiếng nói
đầu tiên hay nề nếp thói quen của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục riêng
của từng gia đình. Chính vì vậy thông qua các buổi họp phụ huynh giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bộ môn cần gặp gỡ trực tiếp với phụ huynh của những học sinh
chưa ngoan và chậm tiến để trao đổi tìm ra biện pháp tốt nhất để giáo dục các
em. Phụ huynh cần có sự quan tâm hơn nữa tới các em, chăm lo đến việc học tập
và rèn luyện đến con em mình, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để
nắm bắt được kết quả học tập và rèn luyện của các em để uốn nắn, sửa chữa những
sai lầm và khen thưởng khi các em có sự tiến bộ để khuyến khích các em cố gắng
hơn. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, môi trường sống của những học sinh đó để đưa
ra biện pháp giáo dục thích hợp.
* Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Trực tiếp gặp gia đình để thông báo tình hình của học
sinh.
- Cùng với gia đình tạo điều kiện về quỹ thời gian để các
em tham gia hoạt động xã hội.
- Qua tâm hơn nữa những
nhu cầu của lứa tuổi học sinh mới lớn để các em tự tin hơn khi giao tiếp với
bạn.
- Cần quan tâm trò chuyện nhiều hơn với các em, để các em
không còn mặc cảm bởi sự thua thiệt về hoàn cảnh kinh tế so với bạn bè.
* Đối với những học sinh ý thức chưa tốt:
- Phụ huynh cần có sự quan tâm hơn nữa tới các em, chăm
lo đến việc học tập và rèn luyện đến con em mình, thường xuyên liên lạc với
giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt được kết quả học tập và rèn luyện của các em để uốn
nắn, sửa chữa những sai lầm và cần khen thưởng khi các em cố gắng.
- Tạo điều kiện để các em tham gia vào hoạt động đoàn đội
và những công tác xã hội khác ở địa phương để các em có cơ hội học hỏi được
điều hay lẽ phải và có thái độ đúng đắn với những người xung quanh.
- Cần cho các em tham gia vào những công việc để các em
thấy được vai trò và trách nhiệm của một thành viên trong gia đình.
4. Phối kết hợp với chính
quyền địa phương:
- Cùng với nhà trường tổ chức các sân chơi lành mạnh nhân dịp 26/3 để từ đó tuyên truyền giáo
dục cho các em ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn.
- Tổ chức các hoạt động hè bổ ích với những chương trình:
Bảo vệ môi trường, Bảo vệ đường sắt quê em.
- Cùng nhà trường tuyên truyền cho các em thấy được vai
trò của việc học, để từ đó các em xác định tốt hơn mục tiêu của một học sinh
cuối cấp.
- Quan tâm thiết thực đến việc giáo dục đào tạo của nhà
trường, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc những hành vi, thái độ không
tốt đối với những học sinh có ý thức chưa tốt, khuyên răn nhắc nhở để các em
thấy được sự quan tâm của mọi người đối với mình. Từ đó các em sẽ có nhận thức
đúng đắn hơn về những suy nghĩ và việc làm của mình.
- Quan tâm động viên về vật chất lẫn tinh thần đối với
những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tạo niềm tin ở các em, giúp
các em có động lực để cố gắng trong học tập.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu văn
hoá, đem lại nhiều điều tốt cho các em.
Hy vọng những giải pháp này sẽ mang đến những giải pháp hữu ích, thiết thực
cho giáo viên, phụ huynh và cả những ai quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho
các em học sinh bậc THCS. Qua đó, giúp các em có cách nhìn đúng đắn hơn, thân
thiện hơn đối với môn Giáo dục công dân, giúp các em trang bị đầy đủ hành trang
trước khi bước vào một môi trường mới cao hơn, xa hơn!