Một học sinh giỏi không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, mà còn phải nắm vững kỹ năng làm bài. Để bài kiểm tra đạt kết quả cao, học sinh cầm nắm vững kỹ năng làm bài như sau:
* Kỹ
năng làm bài:
- Phân tích câu hỏi trong đề thi.
Phải đọc hết và hiểu chính xác từng từ, từng chữ trong câu hỏi.Trong đề thi,
một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”.Đọc kĩ câu hỏi để xác định
thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so
sánh, giải thích, phân tích, đánh giá...)
- Phân bố thời gian
cho hợp lí. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời
gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
- Lập dàn ý chi tiết.
Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và
trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về
“mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài
trực tiếp, ngắn gọn – không quá 10 dòng. Sau khi viết hết nội dung, sẽ biết kết
luận. Đừng nghĩ trước kết luận và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
- Về hình thức:
không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố gắng viết cho rõ
ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng, đừng viết tắt.
Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, lời văn giản dị, trình bày khoa học. Tuyệt đối
không được viết tùy tiện, rườm rà.
Khuyến khích học sinh có thể dẫn chứng thơ, văn học, những nhận định, đánh
giá,… để minh họa trong quá trình làm bài thi.
* Để làm một bài thi lịch sử đạt hiệu quả
cao học sinh phải:
1. Hiểu đề: Đọc
thật kĩ từng chữ trong câu hỏi để hiểu rõ người ta hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời
gian của câu hỏi là từ năm nào đến năm nào? Như vậy tránh được lạc đề hoặc
thiếu ý.
2. Dựng khung:
Dù thuộc đến mấy cũng không viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý vào giấy
nháp sao cho thật đầy đủ và có hệ thống, đáp ứng yêu cầu của câu hỏi.
3. Cắm chốt:
Ở mỗi phần của dàn ý ấy, ghi những chốt, nghĩa là sự kiện quan trọng cùng với
thời điểm của nó. Như vậy bài làm sẽ không bỏ sót những sự kiện quan trọng.
4. Viết sạch:
Viết vào giấy thi một cách sáng sủa, dễ đọc. Hết mỗi ý chính, mỗi sự kiện nên
xuống dòng. Thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai đoạn, từng sự kiện, từng ý
nghĩa có thể ghi 1, 2, 3 hoặc a, b, c hoặc gạch đầu dòng, vì Lịch sử là một môn
khoa học xã hội, có thể trình bày một cách có hệ thống. Như vậy cũng dễ cho
người chấm.Bài thi lịch sử trong những năm gần đây nhiều câu nên học sinh không
được chủ quan, viết quá dài - rườm rà.
Chữ nào sai thì dung thước gạch đi, không nên xoá lem nhem, không đưa vào ngoặc
đơn. Nếu trót thiếu cả một đoạn dài, có thể ghi bổ sung xuống cuối bài. Phải
chia thời gian để trả lời đủ các câu hỏi, tránh đầu voi đuôi chuột, nghĩa là
làm bài đầu tiên thì viết bài cẩn thận, đầy dủ, chi tiết, rõ rang, mạch lạc,
sạch, đẹp, nhưng sau đó thì viết cẩu thả, thiếu ý, tùy tiện thiếu nội dung hoặc
mập mờ không rõ nội dung..
5. Đọc lại:
Phải tính toán thời gian, để khi viết bài xong, vẫn còn độ 10, 15 phút. Nhất
thiết phải đọc lại bài để sửa chữa những chỗ sai sót, nhầm lẫn rồi mới nộp bài.
Đọc lại là khâu rất quan trọng để bài thi được điểm cao hơn.